Giải đáp: Tại sao phụ nữ hay bị thiếu máu hơn nam giới?

Thiếu máu có thể nói hiện đang là căn bệnh phổ biến và nó thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Tại sao thiếu máu lại thường xảy ra ở phụ nữ? Cần phải làm gì để phòng tránh thiếu máu? Sau đây sẽ là lời giải đáp cho những thắc mắc này.

1. Triệu chứng thiếu máu của cơ thể

Thiếu máu là những bệnh lý chưa được người bệnh quan tâm đúng mức. Bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.

Triệu chứng thiếu máu ở giai đoạn nhẹ biểu hiện ban đầu chỉ là da kém hồng hào, hay mệt mỏi, chóng mặt, kém tập trung, giảm trí nhớ.

Bên cạnh đó những biểu hiện như: cơ nhão, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức, niêm mạc mắt, lợi và da lòng bàn tay nhợt nhạt, móng tay dẹt, hình thìa, tóc hay rụng; năng suất lao động bị suy giảm rõ, là những triệu chứng thiếu máu thể hiện bệnh trạng nặng hơn.

Triệu chứng của cơ thể thiếu máu
Triệu chứng của cơ thể thiếu máu

2. Nguyên nhân gây thiếu máu ở phụ nữ

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi vào khoảng 40-60ml tương ứng với 2-4mg sắt/ngày bị mất. Các bạn nữ còn có triệu chứng rong kinh, rong kinh-rong huyết trong vài năm đầu của chu kỳ kinh (ngày có kinh kéo dài, lượng máu ra nhiều); khi đó lượng sắt bị mất đi còn nhiều hơn. Chính vì thế mà nhu cầu về sắt của nữ ở độ tuổi này ở mức 12-24mg/ngày, cao hơn nhiều so với nam giới trong khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể rất ít, chỉ ở mức 2,5g (lượng sắt dự trữ ở nam giới là 4g). Và nếu dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu máu do thiếu sắt rất dễ xảy ra đối với phụ nữ.

Thời kỳ mang thai, thai phụ cần phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, nếu lượng dinh dưỡng mà thai phụ tiếp nhận vào cơ thể không đủ thì sẽ gây ra thiếu máu ở những mức độ khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở phụ nữ
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở phụ nữ

Một nguyên nhân khác là chế độ dinh dưỡng còn nghèo sắt. Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, lượng sắt được cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu.

Ngoài ra, bữa ăn của người Việt không chỉ thiếu các thực phẩm giàu sắt mà còn có nhiều chất ức chế hấp thu sắt như đậu, măng… Vì vậy, việc thiếu sắt trong cơ thể là không thể tránh khỏi. Đó là chưa kể đến các hình thức đun nấu các loại thực phẩm chứa chất sắt quá lâu cũng làm mất đi đáng kể nguồn dưỡng chất này.

Tỉ lệ nhiễm giun móc cao do môi trường, điều kiện sống kém vệ sinh cũng đang là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ. Ấu trùng giun móc khi vào cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, làm tổn thương màng ruột gây thiếu máu kéo dài dẫn đến thiếu máu nhược sắc. Khi hút máu, giun còn tiết ra chất chống đông máu làm máu chảy nhiều dẫn đến thiếu máu nặng.

3. Phụ nữ nên làm gì để ngừa bệnh thiếu máu?

Chị em nên dùng viên nang bổ sung vitamin có chứa chất sắt để thay thế lượng sắt mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi sinh con hoặc trong các trường hợp cơ thể mất nhiều máu.

Tăng cường điều tiết việc ăn uống nên chọn những thưc phẩm có chứa lượng sắt phong phú lại vừa dễ hấp thụ như: thịt nạc, gan heo, máu động vật, cá, táo đỏ, chế phẩm từ đậu, các loại trứng….

Tham khảo tư vấn từ bác sĩ để ngăn ngừa, giảm và điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn bài viết vì sao phụ nữ thường hay bị thiếu máu hơn nam giới và cách phòng chống thiếu máu như thế nào?. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích dành cho các bạn.

Để hỗ trợ điều trị bệnh thì các bạn nên tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm bổ máu. Chi tiết xem thêm tại: Top những thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Thiếu máu dẫn đến hậu quả gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh thiếu máu não?