Cây Thương Lục Là Gì? Phân Biệt cây Thương Lục và Cây Nhân Sâm

[Cây Thương Lục] Hiện nay ở các tỉnh miền bắc xuất hiện 1 loại cây lạ rất dễ trồng có, củ có hình dáng giống cây nhân sâm, khi ngâm rượu có màu sắc, mùi và vị rất thơm của củ sâm. Rất nhiều hộ gia đình đã tự nhận cây là loại sâm quý và kháo nhau trồng…cây này rất dễ trồng chỉ từ 6-8 tháng củ đã to bằng cổ tay. Hôm nay xin mời các quý bạn đọc cùng Sammy.vn giải đáp thắc mắc về loại cây có tên là cây thương lục này nhé.

 

Cây thương lục là gì?

Cây Thương Lục còn có tên là trưởng bất lão, kim thất nương, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), mọi người còn hay biết đến với cái tên là cây thương lục là cây mới được di thực du nhập vào nước ta mấy thập kỷ gần đây. Trong nước vốn có sẵn loài thương lục Phytolacca decandra L. còn gọi là thương lục Mỹ (Phytolacca americana L.) hay dân gian còn gọi sâm voi vì cây mau lớn, sau 6 – 7 tháng cho củ to bằng cổ tay hình rất giống củ sâm (sự nhầm lẫn chết người từ đây mà ra).

Cây Thường Lục Là Gì?
Cây Thường Lục Là Gì?

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 1,5m. Rễ củ mập. Thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh. Lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12 – 25cm, rộng 5 – 10cm; cuống lá 3cm, đầu nhọn tù, gốc nhọn. Chùm hoa đối diện với lá song không gắn trước lá, cao 15 – 20cm; 5 lá đài trắng, nhị 8, lá noãn 8 – 10. Quả mọng, hình cầu dẹt, có 8 – 10 quả đại với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu tía đen, hạt đen, dẹp, hình thận hay tròn. Hoa tháng 5 – 7, quả tháng 8 – 10.

Thành phần: Thương lục là loại cây có độc ở tất cả các bộ phận. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy trong rễ củ, quả, lá… thương lục có một chất độc, đắng, gọi là phytolaccatoxin rất nhiều muối kali nitrat, axít oxymiristinic và chất saponozit. Nếu lạm dụng quá mức với lượng chất cao sẽ gây ra cảm giác tê môi, đầu lưỡi; đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đờm nhớt, nôn mửa, tụt huyết áp, co giật, liệt hô hấp, hôn mê và có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, trong rễ còn có steroid saponin (chất này được cho là có tác dụng diệt tinh trùng), nhiều muối kali nitrat, axít oxymyristinic,..

Tác dụng của cây thương lục

Theo Đông y, thương lục có vị đắng, tính lạnh, có độc, vào hai kinh tỳ và bàng quang, có tác dụng thông đại tiểu tiện, trục thủy, tiêu thũng, tán kết; dùng để chữa phù thũng, xơ gan cổ trướng, đại tiểu tiện không thông; viêm loét cổ tử cung, bạch đới nhiều; đinh nhọt và bệnh mủ da. Hiện nay thường dùng để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở. Ngày dùng 3 – 10g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài đắp tại chỗ.

Tác Dụng Của Cây Thường Lục
Tác Dụng Của Cây Thương Lục

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thương lục có tác dụng giảm ho, bình suyễn, hóa đàm, chống viêm,… Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytolaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymyristinic và một chất steroid saponin (chất này có tác dụng diệt tinh trùng); có sách nêu có axit esculentic.

Dùng thương lục nhiều có tốt không?

 

Thương lục có độc nên dùng quá liều trên người gây ngộ độc sau 20 phút đến 3 giờ. Ngộ độc nhẹ thì thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, tinh thần hoảng hốt, nói lảm nhảm. Ngộ độc nặng thì gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó, huyết áp tụ, tim ngừng đập gây tử vong.  Trong dân gian có kinh nghiệm dùng cam thảo sống, đậu xanh giã dập nấu nước uống giải độc thương lục, nhưng tốt nhất nên đưa ngay người bệnh cấp cứu ở cơ sở y tế hiện đại.

Thường Lục Có Tính Hàn Cao
Thương Lục Có Tính Hàn Cao

Trong hầu hết các tài liệu dược học của Việt Nam khi viết về cây thuốc thương lục đều có lưu ý phải rất cẩn thận trong khi sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý thương lục là một vị thuốc công hạ (tẩy xổ) mãnh liệt, có thể gây sẩy thai, nên không dùng cho phụ nữ có thai và người già, người tỳ vị hư nhược. Ngay cả người trai trẻ khỏe mạnh mà dùng nhiều và dùng lâu dài thì cũng tổn thương gân cốt và hại thận.

Cách Sử Dụng Rễ Cây Thương Lục Đúng Cách

Chữa viêm thận cấp và mạn: Thương lục 10g, thịt lợn 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày.

Chữa cổ trướng: Thương lục 6g, vỏ quả bí đao, đậu đỏ mỗi thứ 30g, trạch tả 12g, phục linh bì 20g. Sắc nước uống.

Chữa chứng đau cổ họng: Dùng rễ thương lục hơ nóng bọc vải chườm vào cổ.

Bệnh mủ da, mụn nhọt, đầu đinh: Thương lục 15g, bồ công anh 60g, nấu nước rửa.

Trị chứng đau cổ họng: Rễ Thương lục nướng nóng bọc vải chườm vào cổ.

Trị té ngã sưng đau: Rễ Thương lục tươi, Khổ sâm lượng bằng nhau gia rượu vừa đủ giã đắp.

Bệnh mủ da: Thương lục 15g, Bồ công anh 60g, nấu nước rửa.

Lưu ý khi sử dụng cây thương lục

Có thể sử dụng cây thương lục cho những người bị thủy thũng, khó tiểu, đau họng, viêm thận cấp. Những người bị đau sưng do chấn thương, bị mụn mủ, vảy nến đều dùng được.

Phụ nữ đang mang thai, người tỳ vị hư nhược, người già tuyệt đối không được dùng thương lục.

Nam giới khỏe mạnh nếu dùng quá liều cũng sẽ gây tổn thương thận, yếu xương cốt, diệt tinh trùng gây vô sinh.

Dùng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc. Trường hợp nhẹ sẽ có biểu hiện thân nhiệt tăng, thở mạnh, đau bụng, nôn mửa, tinh thần hoảng hốt. Nếu nặng sẽ gây tê liệt thần kinh, khó thở, hôn mê, huyết áp tụt, tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Cách phân biệt cây thương lục và cây nhân sâm

Đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn cây thương lục và cây nhân sâm dẫn đến tử vong. vậy làm cách nào để nhận ra sự khác biệt giữa chúng.

Cây thương lục: 

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Bắc Mỹ, được thuần hoá ở  u châu và nhiều nước khác. Ở nước ta, cũng có khi thấy mọc hoang, người ta cũng trồng làm cảnh vì dáng đẹp, màu sắc cây lá và quả đẹp. Thu hái các bộ phận quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái miếng, phơi khô.
Tính chất: Vị đắng, tính hàn, có độc (ở tất cả các bộ phận). Rễ có tác dụng gây nôn, xổ, lợi tiểu, hơi gây ngủ. Lá cũng gây ngủ và giải độc. Dịch cây có thể gây viêm da.

Cây nhân sâm: 

–  Nhân sâm cũng ví tựa như con người nên lúc tươi được phân biệt là sâm cái và sâm đực. Sâm sau khi vừa thu hoạch xong, đang còn tươi nguyên thì gọi là Sâm tươi. Sâm sau khi sấy lên thì gọi là Sâm khô. Bạch sâm là Sâm tươi đã rửa đi phần đất còn dính sau khi thu hoạch. Hồng sâm là loại sâm được ướp tẩm, hấp sấy khô từ sâm tươi. Nhân Sâm 6 năm tuổi Hàn Quốc có hình dáng giống người nhất, nên trong tiếng Hàn Nhân sâm được gọi là Insam (In là người, Sam là sâm).
– Độ tuổi thu hoạch của cây Nhân Sâm Hàn quốc là: 4 năm, 5 năm, 6 năm.
– Cấu tạo của Nhân sâm Hàn Quốc gồm: phần cây và  phần củ có hình dáng rất rõ ràng. Cây nhân sâm: gồm thân cây, cành cây, lá cây và hoa. Củ nhân sâm: gồm đầu củ sâm (còn gọi là phần đầu não sâm), thân củ sâm, chân củ sâm, rễ củ sâm.

Nhận Biết Nhân Sâm Tốt
Nhận Biết Nhân Sâm Tốt

Nhân sâm sau khi thu hoạch

+Sau khi thu hoạch vẫn còn lớp đất bám xung quanh củ sâm.
+Phần đầu củ sâm rắn chắc, ngắn và tròn.
+Chân củ sâm có màu vàng hoàng thổ.
+Cơ cấu bên trong củ sâm nhìn chắc và chất lượng tốt.
+Phần rễ chỉ bám vào chân củ sâm chứ không bám nhiều vào thân củ.
+Có mùi thơm nức đặc trưng của sâm.

cach-phan-biet-cay-thuong-luc-va-cay-nhan-sam

Hiện trên thị trường có khá nhiều nơi bày bán các bình, hũ rượu ngâm sẵn rất bắt mắt với tên rất mỹ miều như hồng sâm, nhâm sâm hay phòng sâm… mà không hề có nhãn mác tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Thiết nghĩ, người dân ngoài việc đề phòng tránh bị lừa đảo, thì cũng nên kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để có phương án kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng.

Xem thêm:

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Và Rễ CâyThương Lục