Những mặt lợi và hại của Nhân sâm ít ai biết

Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ đã công bố những nghiên cứu về nhân sâm với khả năng điều trị ung thư, mệt mỏi, lo lắng, cảm cúm, kém ăn, giảm cholesterol trong máu, cải thiện hô hấp, tuần hoàn, tăng cường chuyển hóa cơ bản…

mat-loi-va-hai-cua-nhan-sam

Lợi ích từ nhân sâm

– Giảm đau do bệnh ung thư: nhân sâm có tác dụng giống như một loại morphine giúp giảm đau cho các bệnh nhân ung thư đang xạ trị

– Chữa rối loạn tiền mãn kinh: nhân sâm điều hòa cảm xúc và công dụng được tăng lên nếu được kết hợp với vitamin và khoáng chất.

– Giải ngộ độc rượu: nhân sâm giúp máu không hấp thu cồn, nên sẽ hạn chế tình trạng ngộ độc rượu.

– Phòng bệnh Alzheimer: Nhân sâm cực kì tốt cho trí não, cải thiện trí nhớ. Nhân sâm kết hợp với bạch quả có tác dụng giúp chữa khỏi chứng mau quên và bệnh Alzheimer.

– Chống nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch

– Chống stress, trầm cảm, giảm âu lo.

– Chữa chứng rối loạn cương dương ở nam giới…

Tác dụng phụ của nhân sâm

Nếu bạn không biết cách sử dụng nhân sâm, không đúng liều lượng và không đúng chỉ định thì có thể khiến huyết áp tăng đột ngột, người run rẩy, đau đầu, xuất huyết. Đối với những người mắc bệnh tim mạch, không được sử dụng nhân sâm trước khi xét nghiệm máu vì nhân sâm sẽ làm kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch.

Nhân sâm không được sử dụng cho người mang thai, cao huyết áp, tiêu chảy hoặc những người đang uống thuốc điều trị thần kinh. Một số nghiên cứu gần đây trên phụ nữ cho thấy nhân sâm gây hiệu ứng tương tự estrogen do kích thích các hormone và các hóa chất liên quan. Bên cạnh đóm nhân sâm còn nghi ngờ làm tăng các tế bào ung thư vú nên khi dùng phải hết sức cẩn trọng.

Lưu ý khi dùng sâm

Thuốc bổ không phải cứ dùng là phát huy công hiệu mà chúng ta phải dùng đúng cách, đúng liều lượng và cũng không nhất thiết phải mua loại đắt tiền.

Nhiều người kết hợp giữa nhân sâm và vi cá để ăn cho thật bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe và mau chóng khỏe mạnh. Nhưng bạn cũng cần chú ý đên thể trạng, tuổi tác, cơ địa của từng người, có người ăn vào sẽ rất tốt, nhưng có người ăn vào sẽ bị phản tác dụng.

Một điều vô cùng quan trọng bạn cần nhớ: “thuốc Bắc là con dao hai lưỡi”, vừa tốt nhưng cũng vừa hại, nên chúng ta phải tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chứ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bổ này như thức ăn được.