Tác Dụng Phụ Của Sâm? Tại Sao Ăn Sâm Lại Bị Chảy Máu Cam

[Tác Dụng Phụ Của Sâm] Nhân sâm là một loại cây lâu năm giàu dinh dưỡng thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Đông Á. Nhân sâm giàu axit amin, khoáng chất, vitamin B, vitamin C và vitamin E, rễ sâm khô được sử dụng như bột và viên nang. Nhân sâm có chứa nhiều hoạt chất, các ginsenosides quan trọng nhất hay là panaxosides. Nhân sâm và các sản phẩm của nó đã được sử dụng trong các loại thuốc thảo dược truyền thống từ thời cổ đại để cải thiện sức khỏe và giúp con người vượt qua bệnh tật. Đây được coi là thuốc bổ để khôi phục lại sức khỏe. Sâm đã được sử dụng trong điều trị một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, rụng tóc, căng thẳng, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, và thậm chí cả ung thư.

tac-dung-dung-phu-cua-sam
Tác dụng phụ của nhân sâm

Nhưng việc sử dụng nhân sâm cũng có không ít những tác dụng phụ mà người dùng phải cảnh giác, đặc biệt khi sử dụng liều cao và dài hạn.

1.Mất ngủ, Nhức đầu và buồn nôn

Tác dụng phụ của sâm thường gặp nhất bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn có thể gây ra rất nhiều khó chịu.

2. Vấn đề về tim

van-de-ve-tim-manh
Tác dụng phụ của sâm ảnh hưởng đến tim mạch

Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể, tình trạng có thể trầm trọng hơn nếu người dùng có bệnh tim từ trước. Những người có tiền sử bệnh cao huyết áp hay tim mạch nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.

3. Phụ nữ mang thai

Nhân sâm được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh, một trong những tác dụng phụ của sâm có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Phụ nữ đang mang thai cũng không nên sử dụng vì độc tố trong sâm cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ thông qua tuyến sữa.

4. Hạ đường huyết

Sử dụng sâm quá liều làm cho lượng đường trong máu giảm mạnh. Bệnh nhân tiêu đường đang dùng thuốc điều trị không nên dùng sâm vì nó có thể làm  lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ của sâm

5. Tâm thần phân liệt

Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

6. Chảy máu cam do tác dụng phụ của sâm

nose-bleed

Theo cuốn “Thần nông bổn thảo kinh”: Nhân sâm, tính ngọt, hơi lạnh, không độc. Chủ yếu có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, trấn an tinh thần, giúp tinh thần bình tĩnh, ngăn chặn sự hoảng hốt, loại bỏ tà khí, giúp sáng mắt, vui vẻ, tốt cho trí não, dùng lâu dài giúp tươi trẻ sống thọ.

Danh y đời Thanh, Trần Tu Viên có ghi chú: dược tính chính của nhân sâm là “bồi bổ ngũ tạng”, tất cả những triệu chứng như lo lắng, hoảng loạn về tinh thần, tinh thần không ổn định, sợ hãi, mắt mờ, tâm trí không minh mẫn, đều là bởi âm không đủ mà dương quá thịnh gây nên. Ngũ tạng được vị ngọt tính hàn của nhân sâm hỗ trợ bồi bổ, sẽ có thể giúp “tinh thần minh mẫn, không lo lắng hoảng loạn, không sợ hãi, loại bỏ được tà khí, sáng mắt, giúp vui vẻ, tốt cho trí não”.

Tại sao ăn nhâm sâm lại bị chảy máu cam?

Tác dụng chủ yếu của nhân sâm là tác dụng điều hòa khí huyết, nó chủ yếu giúp đưa khí huyết ngoại vi từ ngoài vào khoang bụng. Khi tỳ vị có càng nhiều khí huyết cùng tham gia vào quá trình tiêu hóa hấp thu giúp sinh ra nhiều khí huyết, có ích cho cơ thể.

tai-sao-an-sam-bi-chay-mau-cam
Tại sao ăn sam bị chảy máu cam

Còn về những trường hợp vừa ăn xong đã bị lở loét, dẫn tới xuất huyết mũi. Nguyên nhân thật sự là bởi tuyến nước bọt không tốt, sau khi ăn nhân sâm, khí huyết thu thập của vùng miệng cùng tham dự vào quá trình tiêu hóa hấp thu của tỳ vị, làm cho khoang mũi, xung quanh vùng môi miệng thiếu nước bọt, hư nhiệt nóng vào bên trọng, làm bên trong bị nóng khô hanh, gây ra xuất huyết ở mũi.

Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe. Bài viết này không phải để bạn tránh xa nhân sâm. Điều quan trọng là phải nhớ rằng tiêu thụ loại thảo dược này với số lượng vừa phải, phù hợp với cơ thể.

Xem thêm:

Tác dụng của sâm Mỹ đối với sức khỏe của con người

Nhân Sâm Có Tốt Đối Với Phụ Nữ Đang Mang Thai?