Nhồi máu cơ tim và 7 bí quyết giúp phòng chống bệnh

Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm. Căn bệnh này là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đây cũng chính là kẻ thù số 1 dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Vậy ngoài thuốc ra thì còn có những cách nào để đề phòng được bệnh? Để giải đáp thắc mắc này thì các bạn hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

1. Không hút thuốc lá

Nếu bạn chưa hút thuốc lá thì đừng bao giờ bắt đầu thử. Tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và phòng chống nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Không hút thuốc lá
Không hút thuốc lá

2. Giữ cân nặng ở mức độ phù hợp

Tăng cân sẽ kéo theo tăng hàm lượng cholesterol trong máu,gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim. Vì vậy, rất quan trọng khi bạn giữ được cân nặng ở mức độ phù hợp. Nếu bạn đang bị quá cân, hãy có chương trình giảm cân để có trái tim khỏe mạnh, phòng chống nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh khác nữa.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm thức ăn có chất béo

Mỡ trong máu thường có xu hướng tăng lên khi tuổi của bạn càng cao. Chế độ ăn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp sẽ giúp bạn ngăn cản quá trình này. Chế độ ăn sau có thể giúp bạnphòng chống nhồi máu cơ tim:

– Khống chế loại thức ăn và lượng thức ăn bạn ăn hằng ngày.
– Không nên ăn nhiều thịt, cá và thịt gia cầm trong 1 ngày.
– Chỉ 5 – 8 thìa cà phê dầu hoặc mỡ dùng để chế biến thức ăn trong 1 ngày.
– Cố gắng chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như luộc, chần, hạn chế dùng đồ rán.
– Không nên ăn phủ tạng động vật như gan, não, thận, tim…
– Cần ăn nhiều rau, quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý

4. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn vừa có thể giúp phòng chống nhồi máu cơ tim vừa cho bạn một sưc khỏe tốt. Bất cứ bạn lựa chọn phương pháp tập thể dục nào cũng cần thiết và nên làm. Cố gắng tập thể dục 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần 30 – 60 phút.

Đặc biệt khi bạn đã vào tuổi trung niên hoặc đã lớn tuổi và có bệnh tim hoặc một bệnh lý nào đó.Trước khi tập luyện, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

5. Tránh căng thẳng

Căng thẳng có thể làm hại tim hoặc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác, hãy làm gì đó để tránh điều này. Hãy thư giãn một chút trong giờ làm việc, vào ban đêm và trong những ngày nghỉ. Đây là một cách tốt để phòng chống nhồi máu cơ tim.

6. Hạn chế uống rượu bia

Một số nghiên cứu cho thấy dùng rượu với mức độ vừa phải (1 – 2 cốc/ngày) có thể giúp bảo vệ quả tim của bạn, phòng chống nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn, điều này sẽ làm hại đến cơ thể. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng cân nặng, tăng triglycerid máu và có thể gây rối loạn nhịp tim, rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Hạn chế uống rượu bia
Hạn chế uống rượu bia

7. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Kiểm tra sức khỏe thường kỳ là rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình nhiều người bị nhồi máu cơ tim.

Bạn có thể phòng chống nhồi máu cơ tim được không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Khi bạn có trách nhiệm với bản thân và sức khỏe của mình, hãy thay đổi ngay những thói quen xấu, điều chỉnh những yếu tố nguy cơ, lúc đó bạn sẽ có nhiều cơ hội tránh được bệnh lý nguy hiểm này. Hãy hành động khi mọi thứ còn chưa quá muộn.

Ngoài những biện pháp trên thì theo lời khuyên của các bác sĩ thì người bệnh nên tìm hiểu thêm về sản phẩm nhân sâm hoa kỳ. Không chỉ tốt cho tim mạch mà đây còn là sản phẩm có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chi tiết xem tại: Tác dụng của nhân sâm hoa kỳ (nhân sâm mỹ) với các loại bệnh

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì các bạn cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Điểm danh các bài thuốc dân gian sắc nước uống chữa bệnh tim hiệu quả

Điểm danh 5 loại rau xanh giúp tăng cường sức khỏe tim mạch