Mối liên hệ giữa thừa cân béo phì và bệnh tim mạch

Tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng. Tỉ lệ người mắc bệnh theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Và trong đó, béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch rất lớn. Vậy mối liên hệ giữa béo phì và bệnh tim mạch như thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

1. Béo phì và sự liên quan đến bệnh tim mạch

Thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng so với chiều cao; béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe 64% người lớn ở Hoa Kỳ bị thừa cân hoặc béo phì. Tỷ lệ này đã tăng trong 4 thập kỷ vừa qua.

Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch
Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch

Tình trạng thừa cân, béo phì trên toàn thế giới

Vào năm 2014: hơn 1,9 tỷ người lớn từ 18 tuổi trở lên thừa cân, trong số đó có hơn 600 triệu ngời lớn bị béo phì. Nhìn chung khoảng 13% dân số trưởng thành trên thế giới ( 11% nam giới và 15% phụ nữ) bị béo phì, 39% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên (38% nam giới và 40% phụ nữ) thừa cân. Tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 1980 đến 2014.

Năm 2014, khoảng 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Tình trạng này được coi là một vấn đề sức khỏe của các quốc gia có thu nhập cao, tuy nhiên thừa cân và béo phì hiện nay đang gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Ở Châu Phi, số trẻ em thừa cân hoặc béo phì đã tăng gấp đôi từ 5,4 triệu trong năm 1990 lên đến 10,6 triệu trong năm 2014. Gần một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì năm 2014 sống ở Châu Á.

2. Lý do dẫn tới thừa cân, béo phì

Thừa cân và béo phì chỉ xảy ra khi có sự bất bình quân giữa cung cấp thức ăn và tiêu tốn năng lượng. Khi sự cung cấp năng lượng vượt trội hơn sự tiêu hao năng lượng làm cho cán cân thu – chi năng lượng luôn mất cân đối theo chiều hướng tích tụ và ứ động lại. Hay nói cách khác hơn là do sự mất cân đối trong cách ăn uống và sự chậm trễ trong chuyển hóa năng lượng.

Nguyên nhân cơ bản của thừa cân và béo phì là nguyên nhân ngoại sinh (chiếm đến 90%) do sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo hấp thu và lượng calo tiêu thụ như:

+ Mất cân đối trong cách ăn uống: Tăng lượng thức ăn giàu năng lượng có hàm lượng chất béo cao (Ăn nhiều tinh bột, đường, chất béo, thói quen ăn vặt, ăn khuya…); ăn quá mức cần thiết, ít ăn loại sinh nhiệt nhanh ( protid).

+ Chậm trể trong chuyển hóa năng hóa năng lượng: Sự giảm hoạt hoạt động thể chất do tính chất của nhiều loại công việc ( Nhân viên văn phòng, giáo viên, nhà thiết kế, kiến trúc sư, hoạt động lĩnh vực IT phải ngồi lâu một chỗ), thay đổi phương thức vận chuyển (chủ yếu di chuyển bằng xe máy ôtô) và sự đô thị hóa ngày càng tăng lên, (giao thông, quy hoạch đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm nhiều thức ăn nhanh….)

Ngoài ra còn 1 tỉ lệ nhỏ là do nguyên nhân nội sinh (chỉ chiếm 10%) do gen di truyền hoặc các bệnh lý rối loạn nội tiết và chuyển hóa như tổn thương vùng hạ đồi ở não bộ gây ăn nhiều không kiểm soát (Vùng hạ đồi có vai trò điều hòa ăn uống), suy sinh dục giảm hormone gonadotropin gây hội chứng mập phì – sinh dục suy giáp, cường vỏ thượng thận (hội chứng Cushing u tuyến tụy tiết quá nhiều Insulin, Insulin làm hạ đường huyết đói phải ăn nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì…..

3. Sự liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch

Thừa cân ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ cao về bệnh béo phì, gây tử vong sớm và tàn tật ở độ tuổi trưởng thành. Nhưng ngoài nguy cơ gia tăng trong tương lai, trẻ em béo phì khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, đánh dấu sớm bệnh tim mạch kháng Insulin và các ảnh hưởng tâm lý.

Thừa cân, béo phì ở người lớn gây ra các bệnh lý tiểu đường; rối loạn cơ xương (viêm khớp thoái hóa khớp); một số bệnh ung thư (bao gồm nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, túi mật, thận và đại tràng….). Nguy cơ đối với những bệnh không lây truyền này tăng lên cùng với sự gia tăng BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể).

Đặc biệt bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong năm 2012 (Who) và theo các nghiên cứu nó được xem là một yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch và huyết khối . Xơ vữa động mạch là một bệnh viêm tiến triển do sự tích động mỡ (lipid) dưới lớp áo trong của động mạch làm thành mạch dầy lên, lắng đọng calci dẫn đến thoái hóa, loét, sùi tế bào nội mạc (do thiểu dưỡng) làm mô xơ phát triển tại chỗ, lớp nội mạc thành mạch mất sự trơn láng, tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào khởi động quá trình viêm, đông máu và tắc các mạch máu lớn quan trọng (động mạch não động mạch vành ở tim, động mạch chủ…). Không có gì ngạc nhiên khi những cá nhân thừa cân hoặc béo phì có biểu hiện viêm hệ thống và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ tim, đột quỵ não.

Các nghiêng cứu cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong ở nam và cân nặng ở nam giới; tuy nhiên, những người đàn ông thừa cân vận động có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn những người ít vận động.

– Giảm cân là một việc làm cấp bách và rất cần thiết cho những người thừa cân béo phì, bạn nên chọn cho mình 1 loại sản phẩm hổ trợ giảm cân an toàn, hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân.
Ngoài ra muốn có một thân hình khỏe mạnh, cân đối ngoài việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tạo tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

Quan trọng là cần phải có một chế độ vận động hợp lý để chống lại quá trình hình thành mảng xơ vỡ động mạch bảo vệ tốt cho tim mạch và tránh các bệnh đột quỵ do mảng xơ vữa gây tắc mạch.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc mối liên quan giữa cân nặng và bệnh tim mạch. Để phòng ngừa bệnh tim mạch thì việc cân bằng lại vấn đề cân nặng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và bên cạnh đó thì các bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm nhân sâm mỹ. Sản phẩm này không chỉ có tác dụng phòng và điều trị bệnh tim mạch mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Chi tiết của sâm hoa koa kỳ bạn xem tại: http://sammy.vn/tac-dung-cua-nhan-sam-nhan-sam-hoa-ky-voi-cac-loai-benh-137.html

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì các bạn cần phải dùng theo đúng lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

TOP 3 loại nước trái cây tốt cho người bệnh tim mạch

Điểm danh 5 loại rau xanh giúp tăng cường sức khỏe tim mạch