Nhân Sâm có tốt cho tim mạch không?

Hiện nay có rất nhiều loại sâm như sâm mỹ, sâm nhật bản, sâm hàn quốc,… Loại sâm nào cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe như: giúp làm ổn định huyết áp, phòng chống bệnh tiểu đường, tăng cường sinh ly,…Thế nhưng nhân sâm có tác dụng tốt đối với hệ thống tim mạch không?. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời nhé các bạn

Nhân sâm có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: Giúp tăng cường sức khỏe, gây hưng phấn thần kinh, tăng cường khả năng tình dục, tăng miễn dịch cơ thể, giảm Cholesterol/máu, tăng HDL cholesterol và giảm LDLcholesterol, hỗ trợ tuyến thượng thận tăng tiết các corticoid giúp cơ thể chống stress hiệu quả hơn, hạ đường huyết, giảm nguy cơ ung thư…..

Trong các tác dụng trên cơ thể người, tác động trên hệ thống tim mạch vẫn là tiêu điểm được chú ý nghiên cứu nhiều nhất. Riêng về tác dụng này có nhiều nghiên cứu từ các trung tâm trên Thế giới như Mỹ, Canada,Trung quốc, Nhật Bản….Trong đó có các nghiên cứu dựa trên Y học chứng cứ của Hội Tim mạch Mỹ, cơ sở dữ liệu Medline, các trung tâm y khoa thuộc các trường Đại học ở Ý, Mỹ, Canada,Trung Quốc…cho thấy khi dùng Nhân sâm liên tục trong 12 tuần với liều 3gr/ngày không làm tăng huyết áp và không ảnh hưởng xấu tới chức năng thận.

1398698518_news

Những nghiên cứu gần đây cho thấy Nhân sâm đóng vai trò như chất làm giảm sự o xy hóa của LDL cholesterol và các tế bào não. Làm tái tạo các tế bào não bộ bằng cách thúc đẩy quá trình phân chia và phát sinh các neuron thần kinh, ngăn cản sự suy yếu neuron thần kinh.Nhân sâm cũng làm giảm đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trước và sau bữa ăn. Nhân sâm không làm giảm đường huyết quá mức, hay nói khác hơn Nhân sâm đóng vai trò như một chất điều hòa đường huyết.

Xem thêm:

>>>> Tác dụng của nhân sâm mỹ

>>>> Sâm mỹ mua ở đâu tốt nhấ

Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết áp cũng đã được tiến hành và đều cho kết quả là Nhân sâm có tác dụng điều hòa huyết áp, nghĩa là có thể nâng huyết áp ở những bệnh nhân suy nhược với liều thấp và hạ huyết áp với liều cao (thông qua cơ chế tác động trên tần số co bóp nhịp tim). Điều này phù hợp với lý thuyết Y học cổ truyền khi cho rằng các triệu chứng của huyết áp thấp là do khí huyết hư nhược, mà Nhân sâm thuộc thuốc đại bổ nguyên khí nên sẽ làm tăng trị số huyết áp. Nhân sâm phối hợp với các dược liệu khác có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh mạch vành và cải thiện tình trạng suy tim xung huyết. Với những tính chất dược lý đã được xác nhận bằng Y học chứng cứ như trên, các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp, có thể yên tâm khi dùng Nhân sâm theo sự chỉ định của Thầy thuốc.

Đến đây chắc các bạn cũng biết được nhân sâm có tác dụng tốt đối với hệ thốn tim mạch rồi chứ. Tuy nhiên để chọn cho mình một loại sâm phù hợp trong thì các bạn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ nhé. Chúc các bạn sức khỏe tốt.

XEM THÊM

>>>> Những lưu ý khi sử dụng nhân sâm bạn cần biết

>>>> Saponin là gì? Tác dụng của Saponin trong nhân sâm như thế nào?