Câu chuyện về bệnh tiểu đường và thần dược Nhân sâm

Tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường vẫn tiếp tục tăng chứ không hề giảm trong khi thầy thuốc đang có trong tay kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị không ngừng được cải thiện!

benh-tieu-duong

Tuy tên gọi là bệnh tiểu đường do đường huyết không còn trong vòng kiểm soát của tụy tạng nhưng bệnh sở dĩ nhiêu khê vì sớm muộn cũng dẫn đến rối loạn biến dưỡng chất béo khiến tăng mỡ máu, đặc biệt là loại gây xơ vữa mạch máu, gây thuyên tắc vi mạch, như Triglyceride. Hậu quả là bệnh tim mạch bao giờ cũng đồng hành với bệnh tiểu đường. Bằng chứng là phía sau của hơn 50% trường hợp tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của bệnh tiểu đường. Đáng lo hơn nhiều là tỷ lệ tử vong của đối tượng vừa cao huyết áp vừa bị bệnh tiểu đường cao tối thiểu gấp 3 – 6 lần người tuy xui xẻo mắc bệnh tim mạch nhưng vẫn còn chút may mắn là không vướng bệnh tiểu đường!

Thống kê năm 2015 của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, khi so sánh với dữ liệu trong 5 năm vừa qua, cho thấy số người.

  • Số người nhồi máu cơ tim vì bệnh tiểu đường không giảm, trong số đó tỷ lệ tử vong lại cao gần gấp đôi số trường hợp phải xuôi tay theo định mệnh vì lý do khác
  • Số bệnh nhân tuy được điều trị đúng bài bản nhưng mù mắt vì thoái hóa võng mạc tăng 5%.
  • Số nạn nhân phải đoạn chi vì hoại tử mô mềm do thuyên tắc mạch máu cục bộ tăng 20%!

Điều đó cho thấy thuốc hạ đường huyết, dù hiệu quả thế nào, vẫn chưa là giải pháp rốt ráo. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy di chứng trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm … tùy thuộc vào mức độ giao động của lượng đường trong máu. Nói cách khác, người có đường huyết tuy cao hơn định mức bình thường nhưng ổn định rõ ràng ít gặp biến chứng hơn đối tượng có lượng đường trong máu trồi sụt quá thất thường.

Sâm Hoa Kỳ với căn bệnh tiểu đường
Sâm Hoa Kỳ với căn bệnh tiểu đường

Đó cũng là lý do tại sao nhiều thầy thuốc ở Âu Mỹ đang “đãi cát lọc vàng” từ kinh nghiệm của y học cổ truyền phương Đông để nghiên cứu và ứng dụng cây thuốc có công năng điều hòa biến dưỡng và bảo vệ thành mạch trước hiện tượng xơ vữa. Không lạ gì khi Nhân Sâm đã từ lâu có mặt trên toa thuốc trị bệnh tiểu đường của thầy thuốc chữa bệnh theo quan điểm toàn diện. Họ đã chọn giải pháp này vì hoạt chất ginsenosides, polyphenol, polysaccharides … trong Nhân Sâm vừa ổn định đường huyết, vừa hỗ trợ tác dụng của thuốc đặc hiệu, vừa bảo vệ các điểm hở sườn trong bệnh tiểu đường như mạch máu, thận, mắt, não, da … trước tình trạng ‘oxy-hóa” gây thoái hóa tế bào. Nhiều thầy thuốc ở phương Tây đã chọn Sâm Wisconsin Hoa Kỳ như phương tiện phòng ngừa di chứng trong bệnh tiểu đường vì lý do rất đơn giản., vì trong y học không tiêu chí nào phản ánh trung thực hiệu quả của liệu pháp cho bằng thước đo thực tiễn của y sư Hippocrates. Đó là
“ai chữa lành, người đó có lý”!

B.Sĩ Lương Lễ Hoàng