Cách phân biệt một số loại nhân sâm

Sâm được xem là loại thảo dược quý của Đông y, được trồng chủ yếu ở Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ  vv.. mỗi loại sâm thường có hình dáng, kích thước và tác dụng khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt một số loại nhân sâm để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Dưới đây là Cách phân biệt một số loại nhân sâm

Cách phân biệt một số loại nhân sâm phổ biến dưới đây sẽ giúp cho quý khách hàng dễ dàng phân biệt đâu là nhân sâm tốt và không bị lừa mua phải nhân sâm giả, kém chất lượng.

1. Nhân sâm Hàn Quốc

Cách phân biệt một số loại nhân sâm
cach-phan-biet-mot-so-loai-nhan-sam

Để chọn mua nhân sâm tốt nhất là nhân sâm Hàn Quốc bạn cần để ý đến các đặc điểm sau

– Có 5 lá, sau khi thu hoạch vẫn còn phần đất bám xung quanh

– Phần đầu củ sâm Hàn Quốc rắn chắc, ngắn và tròn

– Chân củ sâm có màu vàng hoàng thổ và to phân thành chân rõ ràng

– Thân và củ có hình dáng giống người rõ ràng

– Phần rễ chỉ bám vào chân củ chứ không bám nhiều vào thân củ

– Có mùi thơm nức đặc trưng

– Phần mầm mọc ra từ gốc.

2. Nhân sâm Trung Quốc

Phân biệt nhân sâm Hàn Quốc và Trung Quốc
cach-phan-biet-mot-so-loai-nhan-sam-2

Phân biệt nhân sâm Hàn Quốc và Trung Quốc bạn có thể dựa vào những đặc điểm nhận biết nhân sâm Trung Quốc dưới đây:

– Sâm trung quốc khi chưa thu hoạch có 7 lá

– Phần đầu củ sâm hơi mềm và thon dài

– Thân củ sâm có màu trắng

– Chân sâm có hình dáng không rõ ràng, cùng kích thước nhưng trọng lượng nhẹ

– Phần rễ bám chủ yếu bám nhiều vào thân củ hơn phần chân sâm

– Có mùi thơm nhẹ của sâm

3. Nhân sâm Jang-nue

– Loại nhân sâm được nhân từ giống sâm núi nhưng được trồng nhân tạo như sâm trồng

– Sâm Jang-nue không có thân, chỉ có đầu nối liền với chân (loại sâm có cái đầu dài)

– Giống sâm này được trồng nhân tạo được ở những vùng núi sâu dưới các tán cây to lâu năm.

4. Nhân sâm trồng

Nhân sâm trồng
cach-phan-biet-mot-so-loai-nhan-sam-4

Nhân sâm trồng được nhân giống và trồng trên đồng, ruộng theo phương pháp gây trồng nhân tạo và có hình dáng giống người

– Số nhánh của rễ sâm cũng được dùng để phân biệt độ tuổi của sâm trồng

– Đầu rễ hơi ngắn, bát rễ tương đối ít

– Thân sâm dài, phần vai có các vằn ngang hơi thưa, nông, không liên tục

– Thân sâm rừng giống như thân hoàng tinh

– Đầu rễ vằn, chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có hình xoáy ốc liên tục

– Vỏ sâm ráp và xốp giòn

– Thân sâm không có nốt sần, hoặc có nhưng không rõ.

5. Nhân sâm núi

Nhân sâm núi.
cach-phan-biet-mot-so-loai-nhan-sam-2.JPG-1

Nhân sâm núi có những đặc điểm sau:

– Có vị hơi đắng

– Rễ ngắn và thô, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ một chút

– Có hai nhánh rễ chính, trông giống hình người

– Đầu trên có đường vằn ngang nhỏ và sâu

– Thân rễ nhỏ dài, thường từ 3-9cm

– Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ, thuộc loại “rễ tròn”

– Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1-2 lần rễ chính, dai, khó bẻ gãy, có nốt sần nổi lên rất rõ.

Sâm có tác dụng giữ gìn sức khỏe tốt cho con người, giúp hồi lại sức cho những người mới vừa ốm dậy. Trên đây là Cách phân biệt một số loại nhân sâm, hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin bổ ích đến với bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và thành công!

Theo samhoaky

Xem thêm: Cách làm đẹp từ Sâm Mỹ bằng mật ong