Rối loạn lipit máu là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch. Vậy đâu là biện pháp ngăn ngừa và điều trị rối loạn lipit máu? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
1. Rối loạn lipid máu ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như thế nào?
Lipid máu được đo lường thông qua 4 trị số: cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol và triglycerid. Chúng là những hợp chất hóa học cần thiết để cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển hóa, cấu tạo màng tế bào hoặc các hormon trong cơ thể.
Rối loạn lipid máu được coi là nghiêm trọng khi có sự mất cân bằng, tăng hoặc giảm của 4 trị số trên, cụ thể là sự giảm hụt của HDL-Cholesterol tốt và sự tăng vượt mức cho phép của LDL-cholesterol, triglycerid và cholesterol toàn phần. Khi rối loạn lipid máu xảy ra sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch bởi sự tích tụ mảng bám chất béo dưới lớp nội mạc mạch máu làm hẹp và giảm lưu lượng máu tuần hoàn. Nếu mảng bám vỡ ra, nó có thể hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy của máu, là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên…
2. Phương pháp điều trị mỡ máu cao bằng thuốc
Trong trường hợp nồng độ choleterol tăng quá cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để điều trị rối loạn lipid máu, các loại thuốc này chủ yếu tập trung vào việc giảm LDL- Cholesterol. Chẳng hạn như:
– Thuốc nhóm statins: là nhóm thuốc được lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn lipid máu vì nó làm giảm LDL hữu hiệu, có thể làm tăng HDL và giảm được Triglycerid. Các nghiên cứu lâm sàng đều chứng minh được lợi ích của nhóm này trong làm giảm các nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc ngăn ngừa tái phát/tiến triển bệnh tim mạch.
– Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: làm giảm được cholesterol bằng cách giảm hấp thu từ ruột non.
– Thuốc gắn với acid đường mật do đó làm tăng ly giải cholesterol.
– Thuốc nhóm Fibrates: là nhóm thuốc làm giảm triglycerides tốt và có thể làm tăng HDL. Thuốc này có thể phối hợp với thuốcnhóm statin để điều trị một số rối loạn lipid máu hỗn hợp.
Sử dụng thuốc tổng hợp hóa dược giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích nổi bật thì nó cũng có những tác dụng phụ không mong muốn, nhất là khi sử dụng lâu dài. Bạn cần trao đổi với thầy thuốc khi gặp phải những khó chịu trong cơ thể để kịp thời điều chỉnh. Các tác dụng phụ thường gặp như viêm đau cơ, rối loạn tiêu hóa (đau bụng, ỉa chảy, viêm dạ dày…), đau đầu, suy gan…
3. Phương pháp điều trị mỡ máu cao không dùng thuốc
80% lượng cholesterol trong cơ thể là do gan sản xuất và điều tiết. 20% còn lại đến từ các thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng cá và các sản phẩm từ sữa. Sau khi ăn, cholesterol trong chế độ ăn được hấp thu từ ruột non và chuyển hóa, lưu trữ tại gan để cung cấp cho cơ thể khi có có nhu cầu sử dụng. Do vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cùng với lối sống khoa học sẽ góp phần làm giảm tình trạng rối loạn lipid máu. Cụ thể:
– Nên sử dụng các loại tinh bột từ gạo trắng, bánh mì, mì ống.
– Các loại rau, củ, quả nên lựa chọn như rau bina, cải xoăn, bắp cải, xà lách, các loại đậu, quả óc chó, bơ.
– Hạn chế những thực phẩm chứa chất béo bão hòa từ đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, bơ, sữa nguyên kem, phomat và thịt đỏ; chất béo trans từ các sản phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, mì tôm, khoai tây chiên…
– Nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa chất béo như dầu oliu, dầu hạt cải, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, các trích, cá ngừ, thịt gà bỏ da.
– Hạn chế đường trong các món ăn hoặc thức uống hàng ngày, chẳng hạn như bánh kẹo, chè ngọt, sữa chua có kem…
– Không nên uống quá nhiều rượu bia, tốt nhất là chỉ nên dùng 1 ly rượu mỗi ngày nếu thực sự có nhu cầu bởi rượu có thể làm tăng triglycerid trong máu.
– Bỏ thuốc lá bởi chất nicotin trong khói thuốc rất độc hại, có thể gây co thắt mạch máu hoặc làm gia tăng phản ứng viêm (stress oxy hóa) thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa.
– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, đều đặn các ngày trong tuần
4. Rối loạn lipid máu – Bạn cần được theo dõi như thế nào?
– Hãy thực hiện theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, bạn cần được xét nghiệm đẩy đủ các thành phần của lipid máu và theo dõi định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
– Hãy luôn nhớ các chỉ số của mình và mục tiêu cần đạt về cholesterol máu, cân nặng, huyết áp, đường huyết…
– Hãy kiên trì và tuân thủ chế độ điều trị kết hợp lối sống khỏe mạnh ngay từ khi chưa có dấu hiệu bệnh.
Trên đây là một số thông tin về biện pháp ngăn ngừa và cách điều trị rối loạn lipit máu. Ngoài các biện pháp trên thì theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì các bạn nên bổ sung thêm nhân sâm Hoa Kỳ. Tại sao lại là sâm Hoa Kỳ? Các bạn tìm hiểu về tác dụng của sâm hoa kỳ tại: Tác dụng của nhân sâm Hoa Kỳ đối với các loại bệnh để hiểu hơn về thảo dược này nhé.
> Xem thêm: