Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn loại gạo nào là tốt nhất?

Có một thực tế chúng ta đều biết rằng trong bữa ăn truyền thống của người Việt Nam thì hầu hết đều có cơm. Mà cơm cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Vậy có những loại gạo nào là thích hợp cho người tiểu đường? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong nội dung chia sẻ dưới đây.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gạo gì là tốt nhất
Người bệnh tiểu đường nên ăn gạo gì là tốt nhất

Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao nên hạn chế

Chế độ ăn nhiều gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do gạo trắng có chỉ số đường huyết 79 xếp trong nhóm các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển đổi các chất đường bột trong gạo thành glucose, làm đường máu tăng cao. Thêm vào đó tải trọng đường huyết (GL) là 37 thuộc nhóm thực phẩm nên hạn chế với người tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn 3 – 4 chén cơm trắng mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao gấp 1,5 lần so với những người ăn ít cơm nhất. Nếu ăn cơm trắng thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sẽ lớn hơn 11%.

Gạo trắng có chỉ số năng lượng cao (4 calories/1g), thậm chí cao hơn so với bánh mì Pháp (3 calories/1g). Bệnh tiểu đường có liên quan đến mất cân đối giữa lượng năng lượng hấp thu vào và lượng năng lượng tiêu thụ của cơ thể. Ăn nhiều cơm trắng lại lười vận động sẽ dẫn đến thừa năng lượng nhiều hơn và có nguy cơ gây đái tháo đường hơn

Trong một bát cơm trắng có: Năng lượng: 280kcal (12%), Carbohydrate: 62.2g (21%), Chất đạm: 5.6g (9%), Chất béo: 1g (2%), Chỉ số Glycemic (GI) : 79, Glycemic Load: 37

Gạo lứt là sự lựa chọn tốt cho người tiểu đường

Theo tổ chức WHO sử dụng 50 gr gạo lứt mỗi ngày thay gạo trắng sẽ giảm 16% nguy cơ mắc bệnh đái đường và sử dụng 120 gr/ tuần sẽ giảm 11% nguy cơ bị tiểu đường.

Khác với gạo trắng thông thường, gạo lứt vẫn còn nguyên phôi (mầm) và lớp vỏ cám. Trong quá trình xay xát, lớp vỏ lụa được giữ lại nên gạo lứt chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ.

Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm chậm hấp thu đường giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, đặc biệt sau khi ăn.

Gạo lứt được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết ở mức trung bình (56 – 69). Ngoài ra gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kĩ. Bởi vậy, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên lượng tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn

Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe là không thể phủ nhận, tuy nhiên gạo lứt chỉ là lương thực có ích cho cơ thể với điều kiện sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản. Bạn nên chọn gạo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trồng hữu cơ/ organic là tốt nhất và dùng nước sạch để nấu cơm. Ngâm gạo khi nấu. Nấu gạo với nhiều nước

Ngâm gạo lứt trước khi nấu vì việc này sẽ giúp tăng thêm vị ngon của gạo, giúp gạo mềm, ngọt hơn và dễ tiêu hơn và loại bỏ asen trong gạo. Thời gian ngâm thông thường từ 4-8 tiếng.

Một số điều bạn cần chú ý khi bảo quản gạo lứt:

– Cất giữ gạo lứt ở nơi khô ráo, thoáng mát không ẩm thấp dễ bị mọc mầm, ẩm mốc.

– Gạo lứt có thời gian bảo quản 4-5 tháng do đó nếu để lâu sẽ có mùi, giảm tác dụng của gạo và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

– Không ngâm quá lâu hoặc vo gạo lứt quá kỹ làm mất lượng vitamin B1.

Gạo mầm cung cấp dưỡng chất cho người tiểu đường
Đây là loại gạo được lên mầm từ gạo lứt nguyên phôi có giữ lại lớp cám bên ngoài hạt gạo, có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng thông thường.

Gạo mầm có lượng Gamma Aminobutyric Acid (GABA) cao. GABA đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt cho nhiều mặt của sức khoẻ, ví dụ: làm tăng hoạt động của insulin, ổn định đường huyết, ổn định huyết áp và cholesterol trong máu, tăng cường chức năng gan thận, phòng ngừa ung thư, chống béo phì, và đặc biệt là giúp cơ thể thư giãn, giải toả stress hay trầm cảm, giúp ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, đây cũng được xem là thực phẩm bổ sung canxi rất tốt cho cơ thể, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và hệ xương cũng chắc khỏe hơn.

Chế biến gạo mầm cũng giống như gạo thông thường. Ngâm gạo trong thời gian 30 phút rồi nấu sẽ mềm, ngon hơn. Nấu cho người lớn tuổi, nên ngâm bằng nước nóng làm mềm cơm, ăn gần giống như cơm trắng vậy.

Những lợi ích mà gạo trắng mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ, không nên dùng liên tục trong bữa ăn. Có thể sử dụng kết hợp với gạo lứt, gạo lứt nảy mầm, hoặc bổ sung 2 loại gạo này 3 – 4 lần/tuần là thích hợp. bởi những loại gạo này có khả năng làm ổn định đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, chúng có giá trị dinh dưỡng cao hơn và còn tác dụng giảm béo phì..

Khi chọn mua gạo, nên chọn những nơi uy tín như: Siêu thị, bách hóa để đảm bảo chất lượng của gạo. Tránh mua phải gạo kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều quan trọng nhất vẫn là phải vận động để tránh dư thừa năng lượng, tích mỡ gây rối loạn, giảm khả năng thu nhận đường của tế bào cơ thể làm cho tuyến tụy phải làm việc mạnh hơn, tiết ra nhiều insulin hơn gây rối loạn chuyển hóa

Người bệnh nên tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học đầy đủ và cân đối không có nhiều chất béo đường, ăn thêm hoa quả và rau xanh.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc người bệnh tiểu đường ăn gạo gì là tốt nhất. Bên cạnh đó thì nhân sâm hoa kỳ cũng là một trong những giải pháp giúp ổn định đường huyết và chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Chi tiết click TẠI ĐÂY để tìm hiểu chi tiết về tác dụng của sâm hoa kỳ.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì các bạn cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Sữa chua có lợi hay hại cho người bệnh tiểu đường?

3 món ăn chế biến từ món bí đao tốt cho người bệnh tiểu đường