Những câu chuyện thú vị về củ nhân sâm

Trong Đông y, củ nhân sâm là loại thảo dược quý hiếm. Đứng đầu trong 4 vị thuốc thập toàn đại bổ “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Hàng nghìn năm nay, loại thảo dược này được dùng để chống trị viêm phế quản, tăng cường miễn dịch, giải độc, kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh công dụng được nhiều người biết đến của củ nhân sâm, câu chuyện về nguồn gốc, tên gọi của nó rất thú vị nhưng được ít người biết đến. Cùng sammy.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tại sao lại có tên là Nhân Sâm?

Chữ Nhân tức là người, chữ Sâm trong chữ tham, là tham gia, là chen vào. Con người nào có tài cao đức trọng được chen vào ngang hàng với trời đất, gọi là tam tài (3 giới Thiên – Địa – Nhân). Sâm này có công bồi bổ mà cứu vớt người ta trong cơn bệnh nguy nan, rất là đắc lực. Thực là thứ Sâm rất quý, nên mượn nghĩa chữ Nhân mà đặt tên là Nhân Sâm.

Chuyện về củ nhân sâm

Sự tích nhân sâm

Ngày xưa, có hai vợ chồng người tiều phu nghèo khổ, làm lụng vất vả quanh năm. Tờ mờ sáng đã ra đi làm, đến tối mịt mới về nhà mà cũng không kiếm đủ gạo ăn. Hai vợ chồng có một đứa con trai còn nhỏ. Mỗi ngày để ở nhà cho một phần cơm chỉ ăn vừa lưng dạ. Trong cảnh thiếu ăn đó, hai vợ chồng lấy làm ngạc nhiên nhận thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào khỏe mạnh như đã được chăm nuôi tẩm bổ khác thường. Đứa con còn bé chưa nói năng gì được. Nên cha mẹ nó muốn hỏi han về sức khỏe lạ lùng của con cũng đành chịu. Được vài năm đứa bé lớn lên như thổi, bắt đầu biết trò chuyện. Cha mẹ nó mới hỏi xem phần cơm mỗi ngày để dành cho con ăn có đủ không. Thằng bé trả lời chẳng biết mùi cơm ra sao. Vì cứ mỗi khi cha mẹ nó vừa đi khỏi nhà là bầy khỉ ở rừng kéo đến ăn sạch cơm.

truyen-thuyet-cu-nhan-sam

Sự tích củ nhân sâm

Hai vợ chồng người tiều phu quá nỗi kinh ngạc, hỏi con trong mấy năm trời không cơm ăn mà sao lại được khỏe mạnh như vậy. Đứa con ngây thơ mới kể cho hay rằng trong lúc cha mẹ nó vắng nhà. Có một thằng bé láng giềng cũng trần truồng như nó, vẫn đến chơi đùa. Và chính đứa bé đáng yêu kia đã truyền sức khỏe sang cho nó. Nghe con nói như thế, cha mẹ nó lại càng lấy làm lạ, nghi hoặc thêm. Vì chung quanh ấy lối mươi dặm chẳng có nhà cửa của ai cả. Người tiều phu nghĩ ngợi, đoán chừng đứa bé đến chơi với con mình là Người Sâm (nhân sâm). Hồn của cây sâm mọc quanh quẩn gần đâu đây.

Đến sáng hôm sau, người tiều phu đi ra chợ mua một cuộn chỉ tơ mang về dặn dò con là hễ thằng bé kia đến chơi thì lấy chỉ buộc vào chân hoặc tay nó. Đứa con hứa sẽ làm theo lời cha bảo. Qua ngày hôm sau, vợ chồng người tiều phu đi khỏi nhà như lệ thường. Song không vào rừng lấy củi mà rình nấp gần đấy. Nhân sâm lại đến túp lều chơi với thằng bé con người tiều phu, cũng như mọi ngày, và đứa bé theo lời cha dặn, lấy chỉ buộc vào cổ tay bạn.

Vào lúc giữa trưa, hai vợ chồng người tiều phu ra khỏi chỗ nấp, đột ngột trở về nhà, bắt gặp cả hai đứa bé đang nô đùa. Thằng bé sâm vội vàng bỏ chạy rồi biến mất vào cây. Người tiều phu lần theo dấu chỉ đã buộc vào cổ tay Nhân Sâm mà tìm ra được cây sâm. Tham và ngốc, gã hấp tấp đào xới quá mạnh tay làm chết mất thằng bé Sâm và chỉ lấy được từng miếng rễ cây sâm. Cũng vì thế mà ngày nay người ta chỉ có được các nhánh rễ sâm mường tượng hình dáng người. Người Sâm chết vì sự vụng về của gã tiều phu. Từ đó Sâm không còn công hiệu giúp cho người ta được trường sinh bất tử nữa. Mà chỉ còn công dụng bồi dưỡng sức khỏe thôi.

Nhân sâm biết chạy?

Trong dân gian vẫn hay lưu truyền về chuyện “củ sâm biết chạy”. Rằng loại cây này trong rừng rất có linh tính. Chính vì thế nếu như nó cảm nhận thấy có nông dân phát hiện thì liền lập tức bỏ chạy ngay. Vì thế nếu không muốn củ nhân sâm chạy mất thì phải dùng một sợi chỉ màu đỏ buộc quanh nó.

Truyền thuyết này bắt nguồn từ câu chuyện của những người nông dân đi rừng kể lại. Họ quan sát thấy cây hôm nay mọc ở một chỗ. Nhưng sau một thời gian quay lại thì không còn thấy nó ở vị trí ấy nữa. Mà lại mọc dịch sang chỗ khác tựa như đang chạy trốn con người.

Lý giải cho hiện tượng cu nhan sam biết chạy chính là việc sâm hút nhiều dinh dưỡng quý giá của đất. Nên sau một thời gian sinh trưởng, đất trở nên khô cằn, kiệt quệ khoáng chất. Trong khi nó lại là loại cây trong lâu năm, nên rất cần dinh dưỡng để phát triển. Điều đó khiến rễ cây phải vươn sang vùng đất khác kéo theo cả thân cây cũng phải di chuyển theo.

Truyền thuyết về củ Nhân Sâm Hàn Quốc

Ngày xưa, có một cậu bé hiếu thảo họ Kang, mồ côi cha từ nhỏ, sống với mẹ tại một ngôi làng nọ ở chân núi. Không bao lâu sau mẹ cậu bị ốm nặng. Cậu bé vô cùng lo lắng vì không biết làm sao chữa khỏi bệnh cho mẹ. Sau đó, cậu tìm đến hang núi Quan Âm (Kwan-Eum) thuộc núi Jin-Ak để cầu nguyện cho mẹ mau chóng khỏi bệnh.

nhan-sam-han-quoc

Truyền thuyết củ nhân sâm Hàn Quốc 

Vị thần núi cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu bé nên đã xuất hiện trong giấc mơ và chỉ cho cậu cách chữa bệnh cho mẹ. Trong giấc mơ, thần núi bảo rằng: “Ở trên đỉnh núi Quan Âm có một loại cây thân cỏ. Loại cây này có 3 quả, mọc trên vách đá của núi. Con hãy nhổ cây lấy rễ và mang về nhà, sắc rễ cây lên rồi mang nước cho mẹ con uống. Điều cầu khẩn của con sẽ thành hiện thực”. Dặn dò cậu bé xong, vị thần liền biến mất.

Ghi nhớ lời dặn của vị thần, sau khi tỉnh giấc cậu bé liền trèo lên vách núi đá Quan Âm để tìm loại cây thân cỏ đó. Sau khi tìm thấy, cậu mang về nhà và sắc lên cho mẹ uống. Mẹ cậu uống xong cảm thấy trong người khoẻ hơn trước rất nhiều. Mỗi ngày cậu bé đều sắc thuốc cho mẹ uống, chẳng bao lâu sau đó bà khỏi bệnh.

Cậu bé mang hạt của loài cây đó đem trồng ở khu vườn nhà mình. Cậu chính là người đầu tiên trồng cây nhân sâm trong lịch sử Hàn Quốc. Loại cây thần dược dần dần được nhiều người biết đến. Vì rễ cây trông rất giống với hình dạng của con người nên được gọi là nhân sâm.

Xem thêm:

TOP 3 loại sâm Việt Nam quý hiếm

Nhân sâm Mỹ Baumann Wisconsin – Món quà từ gia tộc Baumann