Sâm đất hay còn gọi là cây sâm đất hay cây thổ sâm là cây cây thuốc chữa nhiều bệnh như kiết lỵ, táo bón, tiêu chảy. Sâm đất được biết đến với nhiều công dụng hữu ích đối với y học cổ truyền, vậy nó có thực sự tốt như ta vẫn hay thấy không? cùng sammy.vn làm rõ vấn đề này nhé.
Sâm đất là gì?
- Sâm đất hay còn gọi là thổ sâm là loại cây thân thảo, mọc tỏa sát mặt đất, phân nhánh phía bên dưới. Phần rễ phát mạnh thành củ màu vàng nhạt. Lá hình trái xoan hoặc đôi khi hình trứng ngược, mọc so le với nhau. Phần lá tạo thành các cuống rất ngắn. Chiều dài của lá từ 5 đến 7cm, rộng từ 2 đến 4cm. Phần mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có màu xanh bóng. Hoa có màu hồng, rất nhỏ mọc ở ngọn thân hoặc các nhánh. Quả có màu đỏ nâu khi chín, nhỏ và mọng bên trong có hạt màu đen nhánh, dẹt và nhỏ.
- Sâm đất còn có những tên gọi khác như thổ sâm, củ sâm đất,… Đây là một loại cây tự mọc trong tự nhiên, lá thường được hái để dùng trong các món ăn để giải nhiệt cơ thể. Phần được dùng nhiều trong Đông y là rễ của nó, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần đều được.
- là loại sâm truyền thống của Việt Nam, hiện nay có rất nhiều loại sâm đất rất dễ nhầm lẫn với nhau như: sâm xuyên đá, đương quy, sâm cau,… Các loại sâm kể trên đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến cây sâm đất, hay còn gọi là cây rau sâm đất.
Tác Dụng của sâm đất?
Theo y học cổ truyền Sâm đất có tính mát, thích hợp chữa các bệnh như sau:
- Chữa sỏi thận, suy thận
- chữa bệnh sỏi thận , suy thận,
- tác dụng kích thích ra mồ hôi
- tác dụng bồi bổ.
- tác dụng điều trị cảm óng, cảm lạnh.
- Giúp thúc đẩy tiểu tiện, kích thích D – amino oxidase và bên cạnh đó cũng giúp ức chế succinic dehydrogenase tại thận.
- Cao được nấu từ thảo dược sâm đất giúp giảm albumin tốt, giảm phù, tăng tiết niệu và giảm cả cholesterol trong máu.
- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, thảo dược giúp chống viêm rất hiệu quả.
- Trị bệnh tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém
- Cây sâm đất trị bệnh tiểu tiện quá nhiều
- Cây sâm đất chữa bệnh táo bón
- Cây sâm đất trị bệnh kiết lỵ
- Cây sâm đất trị bệnh về máu và giúp bổ huyết
- Cây sâm đất chữa bệnh cao huyết áp
- Cây sâm đất trị bệnh gan và giúp giải độc gan
- Cây sâm đất trị bệnh ho lâu ngày
Cây sâm đất thường mọc ở đâu?
Cây mọc hoang ở khắp các vùng nhiệt đới điển hình là một số khu vực trung du miền núi. Ở nước ta cây mọc khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam, song nhiều nhất là ở các tỉnh miền Nam nước ta như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Cách nhận biết cây sâm đất?
Sâm đất là loại cây có nguồn gốc ở Trung Mỹ sớm được du nhập vào nước ta vào đầu thế kỉ 20. Chủ yếu là tự phát triển trong tự nhiên. Được tìm thấy khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc.
Đây là một loại cây thân thảo mọc thẳng đứng, lá trơn phân nhánh ở thân cây, lá cây mọc so le, có dạng hình trái xoan, rễ cây có màu vàng nhạt và phát triển thành củ. Lá cây có màu xanh bóng. Hoa sâm đất có màu hồng, mọc ở ngọn cây.
Nhìn bên ngoài như một loại rau ăn bình thường, khó có thể phân biệt với các cây dại khác. Sau đây là một vài hình ảnh cây sâm đất trong tự nhiên để bạn đọc tham khảo:
Thu hoạch và chế biến sâm đất
Cây sẽ ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7 và bắt đầu kết quả vào tháng 9 đến tháng 10. Phần lá thì được thu hái quanh năm, có thể dùng dạng tươi chế biến các món ăn. Sau khi cây đã phát triển được 3 năm trở lên thì lúc này mới bắt đầu thu hoạch phần củ.
Phần củ sau khi được đào lên rửa sạch đất cát, cắt bỏ các phần rễ con, đem đi phơi hoặc sấy khô. Phần rễ lúc ban đầu có màu hồng nhưng sau khi chế biến đem đi phơi khô hoặc để quá lâu thì chuyển thành màu xám đen.
Xem thêm:
Cây Thường Lục Là Gì? Phân Biệt cây Thường Lục và Cây Nhân Sâm