Cách dùng nhân sâm trong từng trường hợp bệnh cụ thể

Nhân sâm là loại dược liệu quý giúp mau chóng hồi phục sức khỏe. Nhưng chúng sẽ tốt hơn nếu bạn biết cách dùng nhân sâm trong từng trường hợp bệnh cụ thể.

Nhân sâm là 1 trong 4 loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông y từ hàng ngàn năm trước.

Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị bổ; Thần nông bản thảo kinh ghi: Nhân sâm bổ ngũ tạng, an thần, định hồn, chỉ kinh, trừ tà khí, minh mục, khai tâm, ích khí; Dùng dược pháp tượng ghi: Nhân sâm ngọt, ấm, bổ phế khí, trung nguyên khí, phế khí vượng tức khí, của tứ tạng đều vượng, tinh tự sinh mà đủ…; theo Biệt lục: Nhân sâm điều trung, chỉ tiêu khát, thông huyết mạch; Bản thảo kinh thư: Nhân sâm có tác dụng hồi dương khí, đuổi hư tà….

Bộ phận dùng: rễ (củ). Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.

cach-dung-nhan-sam-trong-tung-truong-hop-benh-cu

Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.

Quy kinh: Vào kinh Phế, thông 12 kinh lạc.

Tác dụng: làm thuốc đại bổ ích nguyên khí

Chủ trị: Dùng sống: tả hoả. Tẩm sao: bổ tân dịch, bổ nguyên khí (nhất là ở Phế ) thần kinh suy nhược.

Cách dùng nhân sâm trong từng trường hợp bệnh cụ thể

Hội chứng suy sụp do khí cơ thể hư tổn, mất máu nặng, nôn nặng hoặc tiêu chảy nặng biểu hiện như ra mồ hôi, lạnh chân tay, thở nông và mạch yếu, mờ: Dùng Nhân sâm một mình hoặc phối hợp với Phụ tử trong bài Sâm Phụ Thang.

Tỳ, vị kém biểu hiện như kém ăn, mệt mỏi, đầy thượng vị và bụng, phân lỏng: Dùng Nhân sâm với Bạch truật, Phục linh và Cam thảo trong bài Tứ Quân Tử Thang.

Thiếu khí ở Phế biểu hiện như thở nông, ra mồ hôi trộm và mệt mỏi: Dùng Nhân sâm với Cáp giới (Tắc kè) trong bài Nhân Sâm Cáp Giới Tán.

Tiểu đường hoặc kiệt khí và dịch cơ thể do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như khát, ra mồ hôi, kích thích thở nông và mạch yếu: Dùng Nhân sâm với Mạch đông và Ngũ vị tử trong bài Sinh Mạch Tán. Nếu kèm với sốt, dùng Nhân sâm với Thạch cao và Tri mẫu trong bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang.

Kích thích tâm thần biểu hiện như trống ngực, lo lắng, Mất ngủ mơ ngủ và quên: Dùng phối hợp nhân sâm với toan táo nhân và đương qui dưới dạng qui tì thang.

Bất lực và ở đàn ông hoặc ở phụ nữ: Dùng một mình nhân sâm hoặc phối hợp với lộc nhung và Tử hà xa (nhau thai).

Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g.

Cách bào chế:

Theo Trung Y : Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được.

Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.

Bảo quản: đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.

Kiêng ky: phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.

Lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Không dùng Nhân sâm với Lê lô, Ngũ linh chi và Tạo giáp.

Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải, đồ hải sản. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm). Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người), người ta đã giữ nó lại. Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.

Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm.

Nguồn: yduochoc.vn

Xem thêm:

Ngậm nhân sâm cho kết quả tốt nhất?