Nhiều người trong chúng ta luôn nghe nói đến sâm ngâm rượu, sâm ngâm mật ong..v…v.., nhưng ít ai biết được công dụng của sâm đối với sức khỏe còn người mà đơn giản chỉ là nghe người này người kia nói uống sâm tốt cho sức khỏe nhưng tốt cho cái gì và sử dụng như thế nào mới là tốt thì chưa biết được. Qua bài viết này sammy.vn sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về sâm củ sâm ngâm.
Củ sâm ngâm là gì?
Củ sâm hay còn gọi là nhân sâm là dược liệu rất quý hiếm. Với tác dụng đại bổ ích nguyên khí, nhân sâm được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, hen phế quản, tiểu đường, hen phế quản, tâm thần bất ổn, là loài thảo dược quí hiếm và rất khó trồng, có tên khoa học là (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý mà thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.
Công dụng thực của nhân sâm
Theo Y Học Cổ Truyền nhân sâm là vị thuốc quý đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y là Sâm – Nhưng – Quế – Phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí, nhân sâm được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn,…
Những ai nên sử dụng nhân sâm?
Nhân sâm tuy là bài thuốc quý có lợi rất nhiều cho sức khỏe những không phải ai cũng có thể sử dung được những người hay bị vấn đề về tiêu hóa như bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt là những người bị đau bụng, tiêu chảy sử dụng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Người bị tăng huyết áp, nôn mửa cũng không được xài. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước khi sinh cũng không được dùng nhân sâm.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi. Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm
Những cách sử dụng và bảo quản nhân sâm
1. Cắt lát phơi khô
Cắt sâm thành từng lát nhỏ rồi phơi khô sẽ giúp sâm để được lâu hơn. Với sâm cắt lát phơi khô có thể dùng trong nhiều trường hợp như ngâm với rượu, sắc thuốc mỗi ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: Tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong một lần. Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.
2. Ngậm tan:
Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng “phế hư”- chức năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.
3.Tán bột:
Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi. Hai cách kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.
4. Pha trà uống:
Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
5. Nấu cháo ăn:
Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn. Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.
6. Sâm hấp trứng gà:
Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần. Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.
8. Ngâm rượu
Cắt thành từng lát nhỏ phơi khô rồi ngâm chung với rượu hoặc để nguyên củ rửa sạch rồi ngâm. Củ sâm ngâm rượu có tác dụng rất tốt trong các bếnh lý về tình dục các sử dụng này phụ hợp với nam giới. lưu ý củ sâm ngâm càng lâu công dụng càng tốt