Nhân sâm cao ly còn có một tên gọi phổ biến đó là sâm triều tiên, là một loại thảo dược quý hiếm. Được dùng trong ngăn ngừa các bệnh như ung thư, chống oxy hóa, giảm đường huyết,.. Loại sâm này được dùng nhiều trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, tuy nhên cần phải dùng đúng cách để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây thì Sammy sẽ chỉ cho bạn biết những tác dụng của cây nhân sâm cao ly
Những đặc điểm của cây nhân sâm cao ly
Là một loại thảo dược sống lâu năm, có chiều cao khoảng 60cm. Phần rễ mọc thành củ to. Lá mọc vòng với phần cuống dài. Khi cây đủ từ 3 năm tuổi trở lên thì bắt đầu ra hoa và kết trái. Khoảng từ 4-5 năm tuổi có thể sử dụng hạt để làm giống. Thường thì mùa quả rơi vào tháng 6 đến tháng 7.
Người ta thường dùng củ rễ của cây nhân sâm cao ly để làm thuốc. Thường được dùng để sắc lấy nước uống. Liều lượng tùy thuộc vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm cao ly và cách dùng
1.Bài thuốc trị chứng vong dương vong âm
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị từ 1 – 12g sâm cao ly. Đem vị thuốc đi chưng cách thủy, rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 3 – 6g sâm cao ly cùng với 4 – 16g phụ tử chế. Sau đó cho thuốc vào ấm sắc lấy nước, bỏ bã, uống 6 lần là sẽ khỏi.
2. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư
- Bạn cần chuẩn bị: 4g sâm cao ly, 12g bạch linh, 12g bạch truật, cùng với 4g cam thảo.
- Thực hiện: Các thảo dược này cho vào ấm sắc với nước rồi chia làm nhiều lần uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
3. Bài thuốc chữa bệnh cảm cho người có khí hư
- Chuẩn bị: 4g sâm cao ly, 12g tô diệp, 4g tiền hồ, 12g phục linh, 4g cát cánh,12g cát căn, 4g bán hạ, 2 quả đại táo, 3g cam thảo, 4g chỉ xác, 4g trần bì cùng 3 lát sinh khương.
- Cách thực hiện: lấy nhân sâm cao ly đem sắc riêng. Còn các dược liệu còn lại cho vào ấm sắc chung sau đó bỏ thêm 3g mộc hương vào sau. Tiến hành trộn đều 2 loại nước sắc rồi chia làm 3 lần uống, ngày dùng 1 thang.
4. Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính, tâm phế mạn và hen phế quản
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 4g sâm cao ly cùng với 12g hồ đào nhục. Đem 2 vị thuốc này đi sắc lấy nước, bỏ bã chia đều thành 2 lần uống, dùng 1 thang mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 8g sâm cao ly, 8g ngũ vị tử, 16g hồ đào nhục, 20g thục địa 12g thục phụ phiến cùng 8g tắc kè. Sâm cao ly sắc riêng. Sau đó đem trộn chung với nước sắc các vị thuốc còn lại. Chia đều thành nhiều lần uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị: 16g sâm cao ly, 24g thục địa, 8g cát lâm sâm, 12g sơn thù du, 12g thiên môn đông cùng với 16g kỷ tử.
- Cách thực hiện: Đem cát lâm sâm đi sắc riêng. Các vị thuốc còn lại thì sắc chung với nhau. Trộn đều 2 loại nước sắc uống trong ngày, mỗi ngày chỉ 1 thang.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sâm cao ly cùng với các vị thuốc khác để nâng cao công dụng chữa bệnh
6. Bài thuốc chữa chứng kinh quý, hốt hoảng, hồn phách không định
- Chuẩn bị: 10g sâm cao ly, 10g phục linh, 6g viễn chí 8g mạch môn cùng 6g ích trí nhân.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem bỏ hết vào ấm, thêm 1 thăng nước. Sắc trên lửa nhỏ trong 30 phút. Lọc bỏ bã rồi chia làm nhiều lần uống, dùng 1 thang/ngày.
7. Bài thuốc chữa chứng thiếu máu
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 4g nhân sâm, 12 – 16g đương quy, 6 – 8g xuyên khung, 12 – 24g thục địa hoàng, 12 – 16g bạch thược. Bỏ tất cả các vị thuốc vào ấm, thêm nửa thăng nước rồi sắc lấy 200ml. Lọc bỏ bã chia đều làm 2 lần uống, dùng ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Sử dụng nhân sâm vừa đủ, kết hợp cùng với 12 – 16g đương quy cùng 20 – 40g hoàng kỳ. Các vị thuốc sắc lấy nước đặc, bỏ bã uống trong ngày, dùng mỗi ngày chỉ 1 thang.
8. Bài thuốc chữa lao lực quá độ
- Cần chuẩn bị: 12g sâm cao ly, 8g phụ tử chế, 8g mạch môn, 6g ngũ vị cùng 6g nhục quế.
- Cách thực hiện: Đem cho hết các vị thuốc trên vào ấm, đổ thêm 600ml nước. Sắc lấy khoảng 200ml, lọc bỏ bã uống làm 2 lần. Mỗi ngày chỉ dùng đúng 1 thang.
9. Bài thuốc dùng khi trúng lạnh tiết tả
- Chuẩn bị: 10g sâm cao ly, 6g can khương, 7g bạch truật, 4g chích thảo, 4g nhục quế cùng 4g phụ tử chế.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem đi sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã đi và chia làm 3 lần uống. Dùng với liều lượng 1 thang/ngày.
10. Bài thuốc chữa đới hạ không dứt
- Chuẩn bị: 12g sâm cao ly, 10g hoàng liên, 8g liên nhục, 8g ô mai, 6g hoạt thạch, 6g thăng ma, 6g nhục đậu khấu.
- Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm, thêm 800ml nước. Sắc trên lửa nhỏ thu lấy khoảng 200ml. Bỏ bã chia làm 2 lần uống, ngày dùng đúng 1 thang.
11. Bài thuốc chứng huyết vựng khi sinh xong
- Chuẩn bị: 10g sâm cao ly, 10g đương quy, 10g tô mộc.
- Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc lấy nước đặc, uống chung với đồng tiện. Mỗi ngày chỉ dùng đúng 1 thang.
Những lưu ý khi sử dụng nhân sâm cao ly
Là loại thảo dược có công dụng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần phải chú ý khi sử dụng. Nếu dùng sai cách và không đúng mục đích thì sẽ phát sinh ra những vấn đề ngoài mong muốn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên dùng khi mắc bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết. Hay mắc chứng thực nhiệt
- Tránh dùng chung với tạo giáp, lê lô hay ngũ linh chi.
- Trong quá trình sử dụng cần tránh ăn củ cải hay uống trà
- Những đối tượng như là phụ nữ mang thai hay cho con bú Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên dùng..
- Những người có tiền sử bệnh tim mạch hay gặp vấn đề về huyết áp cũng không nên dùng.
Đây là những công dụng của nhân sâm cao ly mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để an toàn hơn, trước khi sử dụng bạn nên đến trao đổi với bác sĩ để tư vấn thêm về việc sử dụng loại thảo dược này nhé!
Xem thêm:
Rượu nhân sâm có tác dụng gì và cách chế biến
Saponin là gì? Tác dụng của Saponin trong nhân sâm như thế nào?